Chat Box

Hoà thượng Thích Quảng Đức-Một huyền thoại

|










Ngày 11-6, từ tổ đình Phật Bửu Tự (đường Cao Thắng - Sài Gòn), hơn 300 Tăng Ni Phật tử đã biểu tình đi dài đến ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay là Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng 8). Tại đây Bồ tát Thích Quảng Đức (TQĐ) đã tự thiêu.


Sau khi làm lễ 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, Ngài ngồi kiết già, tay bắt ấn Cam Lộ, quay mặt về hướng Tây. Ngài tự đổ xăng lên khắp người và mồi lửa được bật lên.... Các Tăng Ni phong tỏa các ngả đường, cả xe cứu hỏa cũng không vào được.


Ngọn lửa cứ bốc cao dần.... một vài người, trong đó có cả phóng viên nước ngoài, Peter Brown (người Mỹ) phóng viên hãng thông tấn UPI chụp được và đưa ra ngay trong năm 63 sau đó đã đoạt giải nhất ảnh báo chí thế giới
Ai sống trong thời 1963 và được chứng kiến cảnh tượng bi tráng độc nhất vô nhị này ,đều biết khi Bồ Tát Thích Quang Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ( nay là ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám) toàn thân ngài không tỏ vẻ đau đớn gì mà ngài vẫn điềm nhiên trong tư thế ngồi Thiền , sau khi thân xác ngài đã cháy rụi hết , duy chỉ còn quả tim là không cháy , người ta lấy quả tim đó đem vô lò thiêu lại , dưới sức nóng ..4000 độ (!),cái lò thiêu muốn nứt nẻ ra ,vậy mà trái tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức vẫn còn ..trơ trơ ra đó(!) ,giới báo chí trong nước và nước ngoài có mặt lúc đó thi nhau chụp hình , sự kiện này làm chấn động đất Sài Gòn một thời nói riêng và toàn Thế Gíơi nói chung ,điều này làm cho mọi người càng thêm tin tưởng vào sự nhiệm màu của Phật Pháp không phải là hư danh

Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức đi tu từ thuở nhỏ ở miền Trung. Ngài sống cuộc đời giản dị và hoằng pháp độ sanh bằng phương cách xây dựng nhiều chùa. Trong cuộc đời Ngài đã xây cất tất cả 31 ngôi chùa, gồm 14 chùa ở miền Trung và 17 chùa ở miền Nam.
Trong cuộc tranh đấu Phật Giáo chống chánh sách Kỳ thị Tôn Giáo và gia đình trị của chế độ Ngô-Ðình-Diệm vào mùa Phật Ðản 1963, là thời kỳ sôi nổi nhứt, Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức về ngụ tại chùa Ấn-Quang để tiện bề tham gia cuộc tranh đấu.

Chiếc xe mà Bồ Tát Thích Quảng Đức đã dùng để đi tự thiêu năm xưa hiện đang được lưu giữ ở chùa Thiên Mụ ( Huế )
Ngày 30-5-63, Hòa-Thượng tham gia cuộc biểu tình tại công trường Lam Sơn trước Quốc Hội, tới 5 giờ chiều về chùa Xá-Lợi dự cuộc tuyệt thực. Dịp nầy Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức trình lên Ủy-Ban Liên-Phái Bảo Vệ Phật-Giáo một bức Tâm thư xin tình nguyện tự thiêu. Thư đề ngày 27-5-63. Ủy-Ban Liên-Phái không chấp nhận sự tự thiêu.
Nhưng đến ngày 10-6-63, tình hình không được sáng sủa, chẳng những vậy mà Phật giáo tại Huế đang bị lâm nguy. Lúc nầy Hòa-Thượng đang tụng Kinh Pháp-Hoa tại chùa Ấn-Quang. Vào 8 giờ tối 10-6-63, Thương-tọa Thích-Tâm-Châu và Thiện-Hoa đang họp ở chùa Xá-Lợi. Quí vị cho mời Ðại Ðức Thích-Ðức-Nghiệp tới chùa để nhờ Ðại Ðức chuyển lời hỏi Hòa-Thượng Quảng-Ðức về tâm nguyện tự thiêu nếu Hòa-Thượng không thay đổi thì tổ-chức ngay cuộc tự thiêu vào ngày hôm sau.

Hòa-Thượng Quảng-Ðức trả lời Ðại Ðức Ðức-Nghiệp rằng Ngài vẫn quyết tâm hy-sinh cho đạo pháp, tự thiêu để cúng dường Tam Bảo. Trả lời Ðại Ðức Ðức-Nghiệp xong, Hòa-Thượng bình thản như không có chuyện gì, lúc ấy là 7 giờ 30 đêm 10-6-1963, Ngài lên chánh điện Chùa Ấn-Quang chủ lễ khóa Tịnh-Ðộ thường ngày. Buổi lễ cuối cùng ấy có Ðại Ðức Huệ-Thới đi chuông, Ðại Ðức Ðức-Niệm đi mỏ.
Ðại chúng hiện diện đều không ai biết một biến-cố quan trọng sắp xảy ra. Sau khi Phật tử về hết, tại giữa chánh điện, Hòa-Thượng Quảng-Ðức mới tâm sự với hai Ðại Ðức rằng:
- Vì đạo pháp tôi xin hiến thân giả huyễn nầy để cho Pháp Nạn được giải thoát. Ngày mai nầy tôi sẽ từ giã cõi đời, hẹn gặp hai Thầy ở cảnh giới Cực Lạc của Ðức Phật A-Di-Ðà. Sau khi tôi tự thiêu để hiến dâng cho Phật Pháp, xin các Thầy lưu ý, vì tôi không thể trực tiếp nói điều này với các Ngài lãnh đạo:
Một là, sau khi thân tôi thiêu thành tro bụi sẽ còn lưu lại một vật gì đó cho đời, thì đó là kết quả tốt đẹp về lời Phát nguyện của tôi hiến dâng thân này cho Ðạo Pháp và đó cũng là thành quả đời tu hành của tôi.
Hai là, khi tôi thiêu, nếu tôi chết trong tư thế nằm ngửa thì nguyện vọng Phật-Giáo sẽ thành công, các Thầy cứ tiếp tục tranh-đấu. Ngược lại nếu tôi chết nằm sấp thì quý Thầy nên tìm cách đi ra các nước Miên, Lào, Thái, v.v… để mà tu, nguyện vọng tranh đấu của Phật-Giáo sẽ không thành
Ba là, ngày di quan tài của tôi, nếu các Thầy có cảm thấy triệu-chứng gì lạ lạ, có thể là ngủ mộng thấy, có thể là cảm giác hay triệu chứng gì thì nên đình chỉ ngay, dời việc di quan qua ngày khác.
Nghĩ lại ba điều Hòa-Thượng Quảng-Ðức nói đêm trước ngày tự thiêu đều hiển ứng:
1. Thân thể Ngài thiêu thành tro, mà quả tim của Ngài vẫn còn đỏ hồng như trái xoài chín dưới sức nóng 4.000 độ; nóng đến nỗi lò thiêu An-Dưỡng-Ðịa đã phải nứt nẻ.
2. Khi ngọn lửa thiêu thân vừa lặn tắt, ba lần cuối đầu xá về hướng Tây, liền ngay khi đó, Ngài bật ngửa nằm im trên mặt đất giữa ngã tư đường Phan-Ðình-Phùng và Lê-Văn-Duyệt trong tiếng niệm Phật vang dội của hàng trăm chư Tăng Ni đang ngồi vây quanh chấp tay thành kính. Tư thế viên-tịch đúng như Ngài huyền ký lại, làm cho Tăng tín đồ tin tưởng vào sự thành công nguyện vọng bình đẳng tôn giáo mà quyết tâm dấn thân hơn. Chung cuộc chánh nghĩa đã thắng.
3. Ai sống trong thời 1963, nếu có lưu tâm đến thời cuộc đều nhớ ngày di quan của Hòa-Thượng Quảng-Ðức ra An-Dưỡng-Ðịa để thiêu. Theo chương trình là 10 giờ sáng. Dân chúng ở hai bên đường Phan-Thanh-Giản và đường Minh-Mạng lập hương án để tiễn đưa Ngài; nhưng mọi người đợi mãi đến hơn 12 giờ trưa mà vẫn chẳng thấy đâu. Sau đó mới nhận được thông báo của Ủy-Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật-Giáo cho biết dời ngày di-quan. Dân chúng lúc bấy giờ vô cùng bàng-hoàng kinh ngạc. Khoảng 2 giờ chiều hôm ấy, người ta thấy năm bảy người mặc sắc phục đen lặng lẽ từ dưới bờ ruộng bước lên gở những quả mìn đã được chôn từ lúc nào trên quãng đường đất dẫn đến lò thiêu của An-Dưỡng-Ðịa.
Sau 3 lần cúi sấp, nhục thân của Bồ-Tát Thích-Quảng-Ðức đã bật ngửa ra sau đem đến niềm tin thắng lợi cho cuộc tranh đấu vì đạo pháp của toàn thể Tăng tín đồ Phật-Giáo.

***
Nói về Hòa-Thượng Quảng-Ðức, người sống rất giản-dị thật bình dân. Lúc nào tay cũng lần chuỗi, niệm Phật với gương mặt thản nhiên và miệng luôn luôn như mỉm cười. Những ngày Ngài ở chùa Ấn-Quang để chờ cấp lãnh-đạo Phật-Giáo chấp thuận tâm nguyện tự thiêu, Ngài ăn cơm với Tăng chúng, chứ không ngồi ăn cùng bàn với Ban Giám-đốc Phật-Học Ðường Nam-Việt Chùa Ấn-Quang, hay các vị lãnh đạo Phật-Giáo.

Nói như thế để chúng ta thấy rằng, người mang tâm nguyện Bồ-Tát vào đời hành đạo bao giờ cũng thể hiện đời sống bình dị, pháp tu đơn giản của Phật dạy. Pháp tu đơn giản mà chúng tôi muốn nói ở đây chính là Pháp môn niệm Phật. Có lẽ vì quá đơn giản mà người đời xem thường, từ tâm lý xem thường đưa đến khó tin vào năng lực của Pháp môn niệm Phật, như Kinh A-Di-Ðà Phật nói: “Nan tín chi pháp” . Có nghĩa là Pháp môn niệm Phật vãng sanh Cực Lạc thật là đơn giản mà hiệu năng thì vô cùng. Vì vậy mà người đời khó tin!
Tưởng cũng nên nhắc lại, đến đêm 20-8-63, Ngô-Ðình-Diệm lại phản bội những gì đã ký kết với Phật-Giáo, rồi cho lịnh tấn-công vào các chùa, bắt giam tất cả Tăng Ni toàn quốc, kể cả các vị lãnh đạo Ủy Ban Liên Phái Bảo vệ Phật Giáo Việt-Nam tại Chùa Xá-Lợi.
Trong đêm đó cảnh-sát của Diệm Nhu dự định đoạt lấy Trái Tim Xá-Lợi, nhưng một Thiếu Tá cảnh-sát đã nhanh tay cất giấu Trái Tim Xá-Lợi ấy, toán Cảnh Sát quýnh quáng tìm kiếm mà không ra. Sau khi tình hình yên ổn vị Thiếu Tá ấy - là một Phật tử – đem hoàn lại vật thiêng cho quý vị lãnh đạo Phật-Giáo tại chùa Xá-Lợi.Sau nầy khi Cộng Sản chiếm Sàigòn, họ đã cưỡng đoạt chiếm lấy Trái Tim Xá-Lợi Bất Diệt của Bồ-Tát Thích-Quảng-Ðức để làm quốc bảo đồng thời cũng để tuyên truyền cho chế độ.
Câu chuyên về trái tim xá lợi bất diệt của bò tát Thích Quảng Đức:


Trái tim xá lợi của bồ tát Thích Quảng Đức



Trong thời kỳ tranh đấu bảo vệ Phật-Giáo tại Việt-Nam vào năm 1963, Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức phát nguyện hy sinh nhục thân, tự thiêu để cúng dường Tam Bảo, thức tỉnh nhà cầm quyền. Ủy Ban Tranh Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo lúc đó đặt trụ sở tại chùa Xá-Lợi Saigon, sau khi xem xét và nghiên cứu cẩn thận, đã chấp thuận và tổ chức cuộc thiêu thân cúng dường của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức
Ngày 11-06-1963, cuộc tự thiêu đã diễn ra hoàn hảo, nghiêm túc và hùng tráng làm rung động thế-giới. Nhục thân của Hòa-Thượng được đưa về quàn taị chùa Xá-Lợi, ngay chính Giảng Đường để các Tăng, Ni, Phật tử và mọi người tới viếng, tụng kinh cầu siêu, trang nghiêm và xúc động. Mấy ngày sau, nhục thân của Ngài được liệm trong quan tài bằng gỗ thật tốt và đưa đi hỏa thiêu ở An-Dưỡng-Địa, Phú-Lâm, Chợ Lớn. Lửa cháy mạnh, khói bốc cao, mọi người niệm Phật rất chân thành. Hôm sau, các Tăng, Ni mở lò thiêu để hốt xương thì thấy một vật to bằng nắm tay lẫn lộn giữa những xương tro. Tôi là đại diện Hội Phật-Học Nam-Việt được cử đi chứng kiến việc hốt tro, đã thấy tận mắt những xương nhỏ cháy thành tro vụn, mầu trắng, những xương lớn như xương đầu gối, xương ống chân cũng tan vụn thành những mảnh nhỏ, nhưng trái tim của Hòa-Thượng thì còn nguyên, tuy có bị cháy chung quanh chút ít. Mọi người đều bàng hoàng và đưa tro cốt cùng trái tim của Hòa-Thượng về trình lên Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo.



Hòa Thượng Thích Huyền Quang với trái tim bất diệt của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Thượng-Tọa Thích Trí-Quang nói: “Do công phu tu hành có định lực kiên cố của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức đã kết tinh thành Xá-Lợi, trái tim này sẽ cứu Phật-Giáo Việt-Nam, cần phải bảo tồn và gìn giữ “. Cụ Chánh-Trí Mai-Thọ-Truyền, Hội-Trưởng Hội Phật-Học Nam-Việt và là một thành-viên của Ủy Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo bảo tôi: “Đạo-Hữu là Dược-Sĩ có thuốc gì và phương cách gì để bảo tồn trái tim này không?” Tôi nhận lời, lau rửa trái tim sạch sẽ, ngâm vào formol và tôn trí trong một bình thủy tinh. Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo gọi thợ đến chụp hình trái tim, in ra và phân phát. Mọi người chấn động cho là phép lạ.
Cuộc tranh đấu bảo vệ Phật-Giáo bùng nổ rầm rộ hơn trước: Học sinh bãi khóa, sinh viên biểu tình, nhà buôn đóng cửa, bãi thị, quân đội hoang mang, lại thêm nhiều cuộc tự thiêu của các Tăng, Ni ở Huế, Saigon và các tỉnh… làm Ngô triều phản ứng mạnh. Đêm 20-8-1963, công an, cảnh sát phá chùa, bắt bớ Tăng, Ni và Phật-Tử, trên từ Hoa-Thượng Tăng Thống Thích-Tịnh-Khiết, các vị Thượng-Tọa, Đại-Đức Tăng Ni, dưới đến các Phật-Tử, sinh viên, học sinh… đều bị bắt giữ.
Dĩ nhiên chùa Xá-Lợi được chiếu cố tận tình, vừa là trụ sở của Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo, vừa là chỗ cư trú của Hoà-Thượng Tăng-Thống cùng các Hòa-Thượng, Thượng-Tọa, Đại-Đức nòng cốt của phong-trào tranh đấu, các cấp chỉ huy các Tăng, Ni và Phật-Tử, vừa là chỗ trưng bày “trái tim bật diệt” của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức. Cửa kính bị đập nát, các chậu cây kiểng đổ vỡ ngổn ngang, mọi người trong chùa đều bị bắt đi.
Trái Tim của Hòa-Thượng Thich Quảng-Đức ra sao?
Tối ngày 20-8-1963, được tin mật báo nhà Ngô sẽ phá chùa,Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo ra lệnh cất “trái tim bất diệt” vào tủ sắt của Hội Phật-Học. Tủ sắt này có 2 lớp, lớp bên ngoài đựng các giấy tờ quan rọng, lớp bí mật bên rong cất giấu những bảo vật như Kinh bằng Lá Bối, tiền bạc …
Sau khi bắt giữ các Hòa-Thượng, Thượng-Tọa, Đại-Đức Tăng, Ni và Phật-Tử, và cho ra mắt các vị Tăng mới thân chánh quyền, và muốn trấn an Phật-Tử cùng hòa hoãn với sự đòi hỏi và điều tra của Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Tôn-Giáo và Nhân Quyền của Liên-Hiệp-Quốc, nhà Ngô cho phép (cũng như bắt buộc) mở cửa chùa Xá-Lợi để cho mọi người tới lễ bái, vì sắp đến ngày Đại Lễ Vu-Lan (Rằm Tháng Bảy âm-lịch).
Ngoài Cụ Chánh-Trí Mai-Thọ-Truyền và đạo hữu Tổng Thư Ký Huệ-Đức Lê Ngọc Diệp đã bị bắt cùng với chư Hòa Thượng, Thượng-Tọa, Đại-Đức… những nhân viên ban quản trị Hội Phật-Học Nam-Việt, trong đó có tôi, được gọi tới sở Công-An, đường Nguyễn-Trãi, Chợ-Lớn, yêu cầu mở cửa chùa Xá-Lợi, Tránh không được, dù muốn, dù không, chúng tôi đưọc xe của Công-An đưa về chùa Xá-Lợi, mở cửa cho mọi người tự do ra vào lễ bái, dĩ nhiên có công-an, cảnh sát theo rõi, canh chừng
Sau khi quét dọn sạch sẽ Chánh-Điện, Giảng-Đường và phòng ốc, dâng hoa cúng Phật, làm lễ tẩy tịnh, chúng tôi xuống mở két sắt, thấy cửa két bị đập thủng, xập một nửa xuống nên ngăn bí mật bên trong được che kín, như có bàn tay Hộ-Pháp bảo vệ. Chúng tôi hồi hộp, gọi thợ sắt đến gỡ từng mảnh sắt ra, thì thật là nhiệm mầu: Chiếc hộp đựng “trái tim bất diệt” vẫn còn y nguyên, trái tim vẫn ngự trị bên trong, kiên cố và hùng tráng như thách đố với cơn bão tố Pháp nạn. Chúng tôi bảo nhau mang cất “trái tim bất diệt” vào một chỗ bí mật, thề không tiết lộ.
Sau ngày Cách Mạng thành công lật đổ Ngô triều vào ngày 1-11-1963, cửa chùa Xá-Lợi rộng mở, mọi người tấp nập đến chùa lễ Phật và cung kính lễ “trái tim bất diệt” còn nguyên vẹn trải qua cơn giông tố phũ phàng.
Sau cùng “trái tim bất diệt” được đưa về tôn thời tại Việt-Nam Quốc-Tự, đường Trần-Quốc-Toản, Chợ Lớn, trụ sở Viện Hóa-Đạo, thuộc Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất.
Sau biến cố 30-4-1975, chúng tôi được Hoà-Thượng Thích-Tâm-Châu, Viện-Trưởng Viện Hóa-Đạo tại Việt –Nam Quốc-Tự cho biết: Cộng-Sản cất “trái tim bất diệt” của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức vào tủ sắt một ngân hàng ở Saigon.




The Beatles-Love Songs

|


The Beatles(1960-1970) từng là ban nhạc pop và rock thành lập tại Liverpool, nước Anh với bốn thành viên chính thức là John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr. Họ đã trở thành một trong những ban nhạc nổi tiếng và được ngưỡng mộ nhất trong lịch sử âm nhạc đại chúng.

Tại Liên hiệp Anh, The Beatles đã cho ra mắt hơn 40 đĩa đơn và album xếp hạng nhất. Sự nghiệp của họ không chỉ thành công trong nội địa, mà còn lan sang rất nhiều quốc gia khác: hãng thâu âm EMI của họ đã thống kê chính xác số lượng băng đĩa của The Beatles phát hành trên khắp thế giới tính tới năm 1985 lên tới con số hơn một tỉ. Tại Hoa Kì, The Beatles được coi là ban nhạc đắt giá nhất mọi thời đại theo thống kê của hiệp hội ngành nghề thu âm Mỹ. Năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp hạng The Beatles đứng thứ nhất trong số 100 nghệ sĩ nổi tiếng nhất mọi thời đại. Tạp chí này nhận định rằng những cống hiến cho sự phát triển của âm nhạc và tầm ảnh hưởng tới văn hóa đại chúng của The Beatles vẫn còn giá trị cho tới tận hiện tại.

The Beatles đã khởi đầu cho “sự xâm lăng của nước Anh” vào nền âm nhạc Mỹ trong giai đoạn giữa thập niên 1960. Mặc dù ban đầu thể loại nhạc mà The Beatles trình diễn là loại nhạc rock and roll và nhạc đồng quê thập niên 1950, nhưng dần dần trường phái âm nhạc của họ chuyển dời sang Tin Pan Alley rồi tới psychedelic rock (một loại nhạc rock mang sắc thái mênh mang được cho là tương tự như cảm giác lâng lâng khi say thuốc phiện). Kiểu cách, y phục và những lời lẽ phát biểu của The Beatles có ảnh hướng rất lớn tới xã hội và nền văn hóa những năm 1960.

Love songs là tuyển tập 25 bài hát về tình yêu của ban nhacj huyền thoại này

01.Yesterday
02. I'll Follow the Sun
03. I Need You
04. Girl
05. In My Life
06. Words of Love
07. Here, There and Everywhere
08. Something
09. And I Love Her
10. If I Fell
11. I'll Be Back
12. Tell Me What You See
13. Yes It Is
14. Michelle
15. It's Only Love
16. You're Gonna Lose That Girl
17. Every Little Thing
18. For No One
19. She's Leaving Home
20. Long and Winding Road
21. This Boy
22. Norwegian Wood (This Bird Has Flown)
23. You've Got to Hide Your Love Away
24. I Will
25. P.S. I Love You

Đây là link download 25 ca khúc này,hãy nghe và cảm nhận The Beatles


Download:





http://rapidshare.com/files/212994740/The_Beatles-Love_Songs.rar

Panda-Gấu trúc

|









Gấu trúc lớn hay gấu mèo lớn Trung Quốc (Ailuropoda melanoleuca, tên này nghĩa là "con vật chân mèo màu đen pha trắng") là một loài thú hiện nay được phân loại trong họ Gấu (Ursidae), có nguồn gốc ở miền trung Trung Quốc. Tên tiếng Hán của nó là đại hùng miêu (大熊猫). Dưới đây gọi tắt là gấu trúc.


Gấu trúc sống trong các khu vực miền núi, như Tứ Xuyên và Tây Tạng. Gấu trúc là biểu tượng của WWF (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên). Nửa cuối thế kỷ 20, gấu trúc cũng đã trở thành biểu trưng quốc gia của Trung Quốc, và hiện nay được sử dụng trong các đồng tiền vàng Trung Quốc.



Mặc dù được xếp vào bộ Ăn thịt (Carnivora), thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật. Chúng ăn các cành non và lá cây, sống chủ yếu trên các cây tre, trúc. Ngoài ra chúng cũng ăn trứng và một số loài côn trùng. Những thức ăn này là nguồn cung cấp protein.






Gấu trúc sinh sản kém và tỉ lệ chết của con non rất cao. Chúng lớn chậm và trưởng thành muộn khi đã 5 đến 7 năm tuổi. Mùa sinh sản từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5. Trong thời kỳ này có thể có từ 2 đến 5 con đực cạnh tranh một con cái; chỉ có con đực thắng cuộc mới giành được con cái. Khi giao phối, con cái cúi đầu thấp xuống và con đực trèo lên từ phía sau. Thời gian giao hợp ngắn, dao động trong khoảng từ 0,5 đến 5 phút, nhưng con đực có thể giao hợp nhiều lần để đảm bảo việc thụ thai thành công. Thời gian giao phối cũng là thời gian ầm ĩ do các tiếng kêu rên của cả hai con.






Trong nhiều năm việc phân loại gấu trúc đã là vấn đề gây tranh cãi do cả gấu trúc và họ hàng xa của nó là gấu trúc đỏ (còn gọi là gấu mèo nhỏ) có cùng những đặc trưng của cả gấu và gấu mèo Mỹ. Tuy nhiên, các thử nghiệm gen cho thấy gấu trúc là một loài gấu thực thụ và là một phần của họ Ursidae. Họ hàng gần nhất của nó là gấu bốn mắt ở Nam Mỹ. Sự không nhất trí chỉ còn lại là việc xếp nó vào họ Gấu (Ursidae), họ Gấu mèo Mỹ (Procyonidae) hay một họ riêng gọi là họ Ailuridae.



Gấu trúc là loài đang gặp nguy hiểm do khu vực sinh sống bị thu hẹp và tỷ lệ sinh sản rất thấp, kể cả trong tự nhiên lẫn trong tình trạng giam cầm. Khoảng 1.600 con được coi là còn sống trong tự nhiên.


Gấu trúc có chân không bình thường, với "ngón cái" và 5 ngón ; "ngón cái" thực tế là xương cổ chân biến hóa. Stephen Jay Gould đã viết một bài tiểu luận về điều này, sau đó sử dụng tiêu đề The Panda's Thumb (Ngón cái của gấu trúc) cho cuốn sách tập hợp các bài tiểu luận này.

Gấu trúc lần đầu tiên được biết đến ở phương Tây vào năm 1869 nhờ nhà thám hiểm người Pháp Armand David. Gấu trúc nổi tiếng trong cộng đồng là nhờ sự dễ thương giống như của trẻ con làm cho nó giống với một con gấu nhồi bông sống. Một yếu tố khác nữa là chúng thông thường chỉ ăn lá tre, lá trúc một cách hòa bình chứ không phải là những kẻ săn mồi cũng bổ sung thêm hình ảnh của một con gấu dễ thương.



Việc cho thuê gấu trúc cho các vườn thú ở Mỹ và Nhật Bản tạo thành một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong thập niên 1970 vì nó đánh dấu những sự trao đổi văn hóa lần đầu tiên giữa Trung Quốc và phương Tây.

Tuy nhiên vào năm 1984, gấu trúc đã không còn được sử dụng vào mục đích ngoại giao nữa. Thay vì điều này, Trung Quốc chỉ đồng ý cho các quốc gia khác thuê gấu trúc trong vòng 10 năm. Mức phí cho mượn lên tới US$ 1.000.000 trên năm và một điều khoản là bất kỳ con gấu trúc nào mới ra đời trong thời gian cho thuê đều thuộc tài sản của Trung Quốc.

Năm 1998 một đạo luật được đưa ra bởi WWF khuyến khích Cục Cá và Động vật hoang dã Mỹ yêu cầu các vườn thú Mỹ theo đuổi việc nhập khẩu gấu trúc để đảm bảo rằng một nửa mức phí vẫn trả cho Trung Quốc sẽ được đưa vào các cố gắng bảo tồn gấu trúc hoang dã và môi trường sống của chúng trước khi cục này cho phép nhập khẩu gấu trúc.

Bonjour Việt Nam

|

Guns

|



Lịch sử
Súng ngắn loại bắn liên tục bằng ổ quay có nguồn gốc cổ bởi vì người ta có thể tìm thấy dấu vết của nó cùng với loại súng kiểu cần bật bông bằng đồng thanh có vào khoảng năm 1680, được lưu giữ ở Tower London và thuộc J.Dafte, một nhà chế tạo vũ khí London. Một loại súng cabin có thiết kế rất tương tự cũng đã được lưu lại và tìm thấy ở Viện bảo tàng công cộng Milwaukee (Mỹ).


Năm 1814, một thương gia ở Islington, gần London là J.Thomson đã đăng ký phát minh loại súng lục dùng đá lửa chứa một cơ cấu quay tiếp đạn 9 viên và chỉ một nòng. Năm 1818, một người Mỹ là E.Collier (có sự trợ giúp của đại úy A.Weeler và của C.Coolidge), đã tiếp tục với súng săn và một súng lục năm phát, nhờ một khóa nòng xoay. Tiếp sau họ là Devisme rồi Rissac (Pari) và một số nhà phát minh trước khi anh thanh niên S.Colt, 21 tuổi, mà tên tuổi sau này đã lưu vào hậu thế, nhận được giấy phép phát minh ngày 22 tháng 10 năm 1835.
Hiện nay tồn tại rất nhiều loại súng lục, mà nổi tiếng nhất chắc chắn là những sản phẩm của Mỹ như súng Colt (1836), Rugger hoặc Smith & Wesson


Súng Colt (1836): Ngoài là nhà phát minh ra súng lục, S.Colt (1814-1862), người Mỹ, còn là nguời phổ biến nó nhờ sự hoàn thiện mà ông đem lại cho nó. Ngày 25 tháng 2 năm 1838 ông đã nhận bằng phát minh Mỹ, trong khi ông đã có bằng đó ở Pháp và Anh. Mặc dù có chất lượng tốt song loại súng lục đầu tiên đó bán được ít và khiến cho doanh nghiệp của ông bị phá sản. Phải mãi từ năm 1850 loại súng này mới trở nên phổ biến trên toàn thế giới.




Theo đặc điểm


Súng lục tự động (1895):
Được đại tá quân đội Anh là G.V.Fosberry phát minh và đăng ký ngày 16 tháng 8 năm 1895, nó sử dụng lực giật lùi khi bắn để kéo búa kim hỏa lại và xoay ổ đạn một nấc. Súng được tung ra thị trường năm 1901 dưới tên gọi Webley-Fosberry, với cỡ theo quy chế Anh .455" hoặc .38" Colt Automatic.



colt 45 automatic
Súng lục hai nòng (1856): Loại súng này có một trong các nòng dùng loại đạn bình thường và nòng kia cho đạn đi săn bằng chì, ngoài ra còn tọa thành trục của ổ đạn, đã được F.E.Le Mat, một người Pháp ở New Orleans phát minh ra; nó đã được đăng ký vào năm 1856 và được sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh ly khai ở Mỹ. Việc chế tạo nó được tiếp tục với những sự may rủi khác nhau cho tới khoảng năm 1875.
Súng trường
Súng trường (tiếng Anh: rifle) là loại súng chiến đấu cá nhân, kích thước dài, nòng có rãnh xoắn, dùng để tiêu diệt sinh lực địch ở cự li gần bằng hỏa lực, báng súng hoặc bằng lưỡi lê lắp ở đầu nòng.
Phân loại theo tên gọi
Súng trường Winchester (1866): Ban đầu nó có tên là súng Henry nhưng sau đó vào năm 1866, hãng đổi tên thành Winchester do vậy nó đã mang tên mới. Những mẫu đầu tiên có thân kim loại màu vàng (đồng thau) thường được gọi là yellow boy (cậu bé vàng). Đó chính là loại súng hầu như gắn bó với lịch sử miền Viễn Tây (Mỹ).


Súng trường Winchester


Súng trường Mauser (1817):
Sau Chiến tranh Pháp-Phổ 1870 súng trường của Paul von Mauser, người Đức, đã thay thế súng trường Dreyse. Năm 1898, lợi dụng những công trình khác nhau về súng bắn liên thanh và phát minh thuốc súng không khói, Mauser đã chế tạo ra loại Gewehr 98 nổi tiếng của mình mà ổ đạn 5 viên cỡ 7,92 mm. Nó vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay

22" barrel in Cal 8mm Mauser


Súng trường Lebel (1887): Được một nhóm các sĩ quan thuộc Ủy ban về súng bắn liên thanh phát minh ra, súng trường mẫu 1886 đã chính thức được Pháp chấp nhận ngày 22 tháng 4 năm 1887 và được biết với tên là Lebel (súng Lơben), theo tên của đại tá tư lệnh trường bắn Châlons, vốn đã lãnh đạo việc thử nghiệm nó trong suốt năm. Loại súng được sản xuất hàng loạt vào thời đó đã tham gia hai cuộc chiến tranh thế giới mặc dù đã trở nên cũ vào năm 1914. Người ta vẫn còn tìm thấy nó ở Đông Dương cũng như ở Algérie.

Rifle Lebel Mle 1886



Theo đặc điểm
Súng trường bán tự động (khoảng 1890): Những súng trường bán tự động đầu tiên, có cơ cấu bắn liên thanh hoặc nhờ lực giật lùi hoặc nhờ khí đốt, đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 14. Đây là phát minh của tướng Mondragon, người Mexico, sau đó được sử dụng lại và cải tiến bởi anh em Clair, những người chế tạo vũ khí ở St-Étienne (Pháp), vốn đã nhận được giấy phép, nhất là đích thân thử nghiệm loại súng đó. Nhiều súng này đã được chế tạo ở Pháp từ năm 1890 tới 1914, ở những cơ sở khác nhau, như ban kỹ thuật của quân chủng pháo binh Pháp cũng như ở Đức (Mauser). Mặc dù vài loại súng này đã được sử dụng hạn chế trong Thế chiến thứ I (súng trường Meunier hoặc A6, súng R.S.C Model 17 và 18, cabin tự động Mauser của không quân) và một số loại súng thuần túy dân sự (Winchester .35"SL hoặc .401"SL của không quân), song phải mãi sau này với loại súng Pedersen, rồi nhất là với loại súng John Garand xuất hiện ở Mỹ thì kiểu súng này mới được sử dụng nhiều (1932).


Súng trường bắn các góc (thế kỷ 14):
Nguời ta không biết ai phát minh ra loại súng trường bắn các góc. Có thể một người đi săn nào đó đã uốn cong nòng súng của mình. Ít nhất là từ thế kỷ 14 người ta đã thấy loại súng này ở miền Tây nước Pháp. Nó cho phép bắn thú săn mà không cần phải lộ ra. Trong Thế chiến thứ II, người Đức đã dựa theo hệ thống để biến đổi nòng súng bắn chặn của họ (Sturmgewhr 44) để nã các góc chết của xe thiết giáp.
Súng máy
Súng máy (tiếng Anh: machine gun), còn gọi là súng liên thanh, là một loại hỏa khí tự động vừa và nhỏ, có khả năng bắn thành loạt dài. Năng lượng để vận hành súng máy lấy từ lực giật của đạn hoặc khí thuốc sản sinh ra sau mỗi phát bắn. Do bắn liên tục nên nòng súng được làm mát bằng nước hoặc không khí. Đạn được tiếp từ băng bằng kim loại, vải hoặc hộp tiếp đạn.
Súng máy được dùng để tiêu diệt hoặc chế áp các mục tiêu trên đất, trên không, trên biển có cự ly dưới 2000 mét.
Từ thế kỷ 16 đã xuất hiện những mẫu súng liên thanh đầu tiên, trong đó có một số mẫu do Leonardo da Vinci thiết kế. Ban đầu chúng gồm nhiều nòng súng được ghép song song với nhau. Đến cuối thế kỷ 16 nó nhanh chóng rơi vào quên lãng do quá cồng kềnh và tốn nhiều thời gian nạp đạn.

Năm 1850, súng máy có hoặc một nòng duy nhất mà phía trước là một cơ cấu quay maniven đẩy một viên đạn và bắn; hoặc là một loạt nòng được lắp đạn và bắn nòng nọ sau nòng kia liên tiếp rất nhanh.
Nhờ sự xuất hiện của đạn có vỏ kim loại sản xuất hàng loạt đã tạo điều kiện cho việc chế tạo súng máy. Năm 1862 xuất hiện mẫu súng máy đầu tiên và cũng là mẫu phổ biến nhất do Richard Jordan Gatling (1818-1903), người Mỹ, sáng chế. Đây là dạng súng nòng quay có thể đạt nhịp bắn 3000 phát một phút với 10 nòng súng và động cơ điện đi kèm. (Nguyên lý của loại súng này được sử dụng ở loại pháo Vulcan có một môtơ điện cho phép bắn tới 6000 viên trái phá 20 mm trong một phút). Song do mới ra đời, súng máy Gatling vẫn còn nhiều hạn chế như vẫn phải tiến hành các thao tác cơ bản khi sử dụng như nạp đạn, lên cò bấm,... nên súng máy Gatling cũng không được sản xuất đại trà sau này.
Năm 1892 John Browning, người Mỹ, đã sáng chế ra súng máy hoạt động nhờ khí thuốc đầu tiên.
Súng máy hạng nhẹ (trung liên) lần đầu tiên ra đời năm 1902 do Madsen sáng chế. Khẩu súng này được trang bị cho quân đội nhiều nước từ đầu thế kỷ 20 và trong Thế chiến thứ I. Theo ước tính đến 92% số thương vong trong Thế chiến thứ I là do súng máy gây nên.
Súng máy cỡ nòng lớn (trọng liên) lần đầu tiên xuất hiện tại Đức năm 1918. Sau Thế chiến thứ I, trọng liên được trang bị cho cả ba quân chủng hải, lục, không quân của nhiều nước. Thời điểm này cũng đã xuất hiện nhiều súng máy cỡ nòng trên 15 mm trang bị trên máy bay, xe chiến đấu, hạm tàu, ...

Một số loại súng máy


Súng máy tự động (1884)

Hiram Stevens Maxim (1840-1916), người Anh gốc Mỹ, vào năm 1884 đã phát minh ra loại súng máy tự động đầu tiên bắn liên tục, hoạt động nhờ hiệu ứng giật lùi. Được sửa cho thích hợp với thuốc súng không khói vào năm 1884, nó đã tỏ ra có chất lượng tốt và nguyên lý của Maxim vẫn được duy trì trong phần lớn các loại súng máy ngày nay.

Xuất phát từ phát minh đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các phương án hoạt động. Vì vậy John Browning (1855-1926), người Mỹ, vào năm 1892 đã chế tạo ra loại súng máy đầu tiên hoạt động nhờ sự trích khí nổ. Năm 1893, đại úy Odkolek von Augeza, một sĩ quan cũ của quân đội Áo-Hung đã đăng ký một phát minh rất giống như vậy mà ông đã nhượng lại quyền cho hãng Hotchkiss et Cie.. Hãng này do một người Mỹ sống ở Pháp tên là Benjamin B. Hotchkiss (1828-1885) thành lập, đã trở nên nổi danh với loại pháo bắn bắn nhanh của hãng. Từ đầu thế kỷ, hãng đã chế tạo ra ra một số các mẫu mà đỉnh cao là loại súng máy nổi tiếng Model 1914 trang bị cho không chỉ quân đội Pháp mà cho cả quân đội của nhiều nước khác.
Súng trung liên (1902)
Năm 1902, Madsen, người Đan Mạch, đã giới thiệu một loại súng máy nhỏ, có thể xoay được và một người có thể di chuyển được. Những mẫu khác đã ra đời tiếp ở những hãng khác. Thực ra, rất nhanh sau đó đã có một sự khác nhau trong các loại súng máy nhỏ, dễ di chuyển nhưng cần nhiều người điều khiển như những loại nổi tiếng MG 34 và MG 42 trong Thế chiến thứ II, cũng tồn tại phương án "súng máy nặng" và khái niệm súng tập thể do một hoặc hai người sử dụng, nghĩa là súng trung liên (FM).

Loại súng trung liên đầu tiên xứng với tên gọi đó đã được đưa vào sử dụng chắc chắn là loại FM 15 của quân đội Pháp, cũng còn được gọi là CSRG theo tên của những người phát minh (Louis Chauchat, Charles Sutter và Paul Ribeyrolles) cũng như của cơ sở đã chế tạo các nguyên mẫu (hãng Gladiator). Đó là loại súng thô và khả năng vận hành kém nhưng được chế tạo với số lượng lớn và cũng được chấp nhận, do không có điều kiện hơn nữa, bởi quân đội Mỹ từ năm 1917.
Ngoài ra, còn các loại súng trung liên "Bar" của John Browning, ZB 26 Tiệp của anh em Holek (Vaclav, Emanuel và Frantisek Holek) và loại dẫn xuất từ nó của Anh, loại Bren Gun nổi tiếng, loại Lewis Anh bộ lắp đạn tròn, cuối cùng là loại FM Pháp Model 1924 M.29, được một nhóm dưới sự chỉ đạo của đại tá Reibel thiết kế ra.
Súng tự động

Súng tự động là loại súng có cơ cấu trích một phần năng lượng khi bắn đẩy vỏ đạn đã sử dụng ra ngoài, và nạp một viên đạn mới. Thuật ngữ này có thể dùng để chỉ các loại súng bán tự động, chỉ bắn một viên mỗi lần bóp cò, hay các loại súng hoàn toàn tự động, tiếp tục nạp đạn và bắn khi cò súng (hay một thiết bị kích hoạt nào khác) vẫn còn bị giữ hay đến khi hết đạn. Nghĩa được sử dụng của thuật ngữ vì thế tuỳ theo từng tình huống. "Súng lục tự động" hay "súng săn tự động" thường để chỉ một mẫu súng bán tự động, trong khi "súng trường tự động" lại thường mang nghĩa các kiểu súng hoàn toàn tự động hay một kiểu súng có thiết kế lựa chọn giữa bán tự động và tự động.
Tại đa số các quốc gia, thông thường chỉ nhân viên quân đội và cảnh sát được sử dụng các loại vũ khí hoàn toàn tự động. Tại Hoa Kỳ, súng máy đăng ký sau năm 1986 đã bị loại khỏi thị trường công cộng sau Luật bảo vệ người sở hữu vũ khí năm 1986

Hello VietNam

|



Tell me all about this name, that is difficult to say.
It was given me the day I was born.

Want to know about the stories of the empire of old.
My eyes say more of me than what you dare to say.

All I know of you is all the sights of war.
A film by Coppola, the helicopter's roar.
.: *^^* http://media.17vn.com :.

One day I'll touch your soil.
One day I'll finally know my soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.

Tell me all about my colour, my hair and my little feet
That have carried me every mile of the way.

Want to see your house, your streets. Show me all I do not know.
Wooden sampans, floating markets, light of gold.

All I know of you is the sights of war.

A film by Coppola, the helicopter's roar.

One day I'll touch your soil.
One day I'll finally know my soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.

And Buddha’s made of stone watch over me
My dreams they lead me through the fields of rice
In prayer, in the light…I see my kin
I touch my tree, my roots,my begin

One day I'll touch your soil.
One day I'll finally know my soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.

One day I’ll walk your soil
One day I’ll finally know my soul
One day I’ll come to you
To say hello…Vietnam
To say hello…Vietnam
To say xin chào… Vietnam